Để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Phòng ngừa
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là nhớm bệnh chiếm một tỷ lệ không nhỏ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, ảnh hưởng không chỉ ở bản thân người mẹ mà còn gây hậu quả đến sự phát triển tâm thần và thể chất cho trẻ sau này lớn lên. Vì vậy, các biện phòng ngừa hiện nay là có tầm quan trọng cho tất cả các phụ nữ có kế hoạch có em bé, đặc biệt là những phụ nữ ở nhóm nguy cơ. Để phòng tránh tình trạng này, hoặc hạn chế tối đa bệnh lý để không gây hậu quả cho mẹ và bé, các mẹ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý: sử dụng những chất dinh dưỡng có tác dụng chống lại cơ chế sinh bệnh hoặc các rối loạn đi kèm với đái tháo đường giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bao gồm chất xơ, có tác dụng làm chậm hấp thu glucose từ ruột, nên chống lại sự tăng của đường huyết sau ăn, chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây không ngọt và đậu khô.
Các acid béo như Alpha Lipoic Acid (ALA), có tác dụng tăng cường sử dụng glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết, ALA có nhiều trong bông cải xanh, trong giá đậu và đậu Hà Lan Ngoài ra, các loại vitamin như: E, C, nhóm B và các loại muối khoáng như: kẽm, magie, có tác dụng rất tốt, cải thiện sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường chuyển hóa glucose máy giúp cho đường huyết không tăng, kiểm soát tốt đường huyết.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý việc rèn luyện thân thể, thể dục thể thao hợp lý giúp rne luyện thân thể cho thân thể săn chắc, tránh béo phìm tăng cường sức khỏe, tăng cường sự tiêu thụ năng lượng, giúp giảm đường huyết, giảm yếu tố nguy cơ.
Mục tiêu và phương pháp điều trị
Trong lúc mang thai: mục đích và nguyên tắc điều trị là phải đảm bảo sao cho đường huyết hạ ở mức dưới 6 mmol/l. Các mẹ nên có chế độ ăn kết hợp với chế độ vận động thể dục thể thao và làm việc hợp lý. Với khẩu phần ăn thì nên giảm mỡ, chất bột và tăng chất xơ. Nên điều chỉnh năng lượng trung bình từ 1800 đến 2500 calo. Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày, ăn cừa đủ, không quá no, không quá đói. Khi đó, hàng tuần, các mẹ nên đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn ở mức an toàn và ổn định.
Chăm sóc thai nhi: Các mẹ nên khám thai 2 tuần / lần, thực hiện đo chỉ số cân nặng, đo huyết áp và thực hiện xét nghiệm chức năng gan, thận, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường còn kịp thời điều trị. Khi thai nhi từ tuần thứ 36 trở đi, có thể đánh giá sức khỏe thai bằng siêu âm Doppler, siêu âm 4 chiều, đo monitoring sản khoa.
Sau sinh: Mẹ và bé cần được theo dõi đường huyết, vì có thể có nguy cơ hạ đường huyết. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe ^^.
0 nhận xét
Posts a comment