Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,9 kg và cao khoảng 43cm tính từ đầu đến chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.
Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng vì 5 giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ.
Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài sợi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không có nghĩa những bé khi chào đời tóc đen láy sau này tóc sẽ dày. Thường thì những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.
Lượng mỡ trên cơ thể bé đang được bồi đắp hằng ngày, da đã hết nhăn nheo và bộ xương đã cứng cáp hơn. Nhưng xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm và chưa liền nhau để bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng.
Những xương này không hoàn toàn hợp nhất cho đến khi bé trưởng thành.
Bé đã biết đặt tay lên đầu.
Sự thay đổi trong cơ thể bạn
Tử cung của bạn cao hơn 12,5cm bên trên rốn. Lúc này, bạn nên tăng được khoảng 10 – 12kg và đây là lúc bạn tăng cân nhanh hơn bất cứ lúc nào khác trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do em bé của bạn vẫn đang phát triển rất nhanh và có thể tăng tới 230gr mỗi tuần.
Hơn nữa, nhau thai và số lượng nước ối bao quanh em bé cũng ngày càng tăng lên. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng.
Khi em bé di chuyển trong tử cung, bạn có thể nhìn thấy bàn chân, bàn tay, khuỷu tay và đầu gối của bé nhô lên dưới vùng da bụng – mặc dù nó khá mờ và bạn cũng khó phân biệt được.
Khi em bé đang lớn nhanh thì có rất nhiều thứ thay đổi. Cân nặng sẽ tăng nhanh trong những tháng cuối của thai kỳ, vì thế bạn thấy mình lạch bạch và không còn linh hoạt. Mọi sinh hoạt của bạn trong thời gian này sẽ trở nên khó khăn hơn vì thế bạn cần sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân.
Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi còn gây sức ép lên dạ dày của bạn, gây cản trở tiêu hóa và làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng.
Nguyên nhân của những vấn đề về nghẽn rảnh cổ tay là do sự vận động lặp đi lặp lại, như đánh máy, nhưng đối với các bà bầu thì chủ yếu là do bị giữ nước.
Những khó chịu này sẽ biến mất khi bạn sinh xong. Trong khi đó, có vài điều bạn cần làm. Nếu sự khó chịu xảy ra vào ban đêm, khá phổ biến, hãy đổi tư thế ngủ để bạn không đè lên tay hoặc cổ tay.
Trong tuần thai này, hiện tượng chảy nước ối (còn gọi là vỡ màng ối) rất có thể xảy ra. Nhưng đôi khi nó bị nhầm lẫn bởi nước tiểu bởi vì nhiều phụ nữ cũng chảy nước tiểu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Dịch màng ối thường trong và không mùi. Nếu bạn nghĩ màng bị vỡ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ hay cơ sở y tế gần nhất.
Hình ảnh em bé trong bụng mẹ ở tuần thai 33.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?
Nhiều phụ nữ cảm thấy ham muốn tình dục ở giai đoạn này. Nhưng bạn cần phải lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn cho thai nhi nhưng đối với hầu hết phụ nữ, quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là tốt nếu như mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Bộ ngực ngày càng to lên của bà bầu ở giai đoạn này cần sự nâng đỡ đặc biệt, nhất là khi nó ngày càng nặng nề. Nên mua một số loại áo ngực có kích cỡ lớn, đủ để nâng đỡ ngực và đảm bảo thoải mái, dễ thở.
Đồng thời, bạn cũng nên tăng khẩu phần ăn có chứa chất xơ như trái cây và rau củ để tránh táo bón. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, một chế độ ăn uống giàu chất xơ chỉ hoạt động hữu hiệu nhất khi bạn uống nhiều nước. Do đó, nhớ đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày các mẹ nhé!
0 nhận xét
Posts a comment