• FEATURED POSTS
  • LATEST POSTS
  • SERVICES

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Tuần thai thứ 23: Mẹ hãy cho bé nghe nhạc

Bây giờ bé đặc biệt nhạy cảm với âm thanh. Vì thế âm nhạc êm dịu hoặc giọng nói nhẹ nhàng của mẹ sẽ khiến bé thích thú lắm đấy!

Sự phát triển của em bé

Bước vào tuần thai thứ 23, cân nặng của bé đã tăng khoảng từ 430 – 500gram. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông là khoảng 25 – 27cm. Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện. Bé đã mang hình hài của một trẻ sơ sinh sắp chào đời mặc dù “chất tạo màu” cho lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành.

Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đo được lúc này là khoảng 22 inches (55.88cm), đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé. Hơn nữa bé đã có hàng tỉ nơron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này. Bây giờ bé đặc biệt nhạy cảm với tiềng ồn lớn. Vì thế âm nhạc êm dịu hoặc giọng nói nhẹ nhàng của bạn sẽ khiến bé thích thú hơn đấy!

Tuyến tụy - một trong những tuyến sản xuất hoóc môn cơ bản, đang dần hoàn thiện. Cơ quan này có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất ra hoóc môn, đặc biệt là insulin – nó rất cần thiết cho cơ thể, giúp phân giải và hấp thụ đường. Khi lượng đường trong máu thai nhi vượt mức, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách tăng mức insulin trong máu. Insulin được tìm thấy trong tụy của bào thai ở tuần thứ 9, đến đầu tuần thứ 12 nó được phát hiện có trong máu của thai nhi. Ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường, lượng insulin trong máu thường cao và đó cũng chính là lý do vì sao bác sỹ rất chú ý đến bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.






Sự thay đổi trong cơ thể bạn


Từ bây giờ, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn, trung bình là 225gram/ tuần. Lúc này bạn có thể đã tăng được tổng cộng 5,4 - 6,8kg. Bạn thấy thèm ăn nhiều thứ, cảm giác ngon miệng tăng lên.

Tử cung nhô thêm khoảng 3,75cm so với rốn. Những thay đổi ở phần bụng diễn ra chậm dần nhưng chắc chắn thời kỳ này hình dáng tử cung của bạn đã khá tròn. Vẻ ngoài của âm đạo cũng đang có sự thay đổi rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy. Kích thước "vùng kín" tăng lên là kết quả của quá trình lưu thông máu qua đây gia tăng. Đi vệ sinh nhiều là một trong những “tác dụng phụ” của quá trình thai nghén nhưng đừng quên rằng bạn rất dễ bị nhiễm trùng nước tiểu. Bạn cũng có thể bị chảy máu chút ít nếu mắc bệnh trĩ.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

Bạn vẫn biết, trong quá trình mang thai cần phải bổ sung rất nhiều nước để tránh bị táo bón. Ở giai đoạn này của thai kỳ, tử cung của bạn nằm phía trên bàng quang, kích thước quá lớn của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bạn bị mất nước và đi vệ sinh nhiều hơn. Đôi khi còn có sự rò rỉ nước tiểu. Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa nước tiểu và nước ối rò rỉ ở âm đạo, nếu thấy nước rỉ ra âm đạo liên tục thì bạn cần đến gặp bác sỹ ngay lập tức.




Không chỉ giúp bù đắp lượng nước mất đi, uống nước có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng: Đau đầu, chuột rút, nhiễm trùng tiểu, sưng phù. Nếu bạn uống đủ, nước tiểu của bạn sẽ có màu hơi vàng, thậm chí không màu. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm là dấu hiệu bạn uống chưa đủ nước. Ngoài bổ sung nước, bạn cũng cần tăng cường ăn thêm rau quả, bổ sung chất xơ để tránh hiện tượng táo bón.

Bạn cần cẩn thận với hàm lượng natri hấp thụ vào cơ thể trong thời kỳ mang thai. Hấp thụ quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn trữ nước dẫn đến sưng phù. Vì thế hãy tránh các loại thức ăn chứa nhiều natri và muối như lạc rang muối, khoai tây chiên, dưa muối, thức ăn đóng hộp hay đồ ăn sẵn…

Bạn có thể thấy mình tiếp tục có những biến đổi về tâm lý. Đừng lo lắng! Tất cả những trạng thái tâm lý này được coi là bình thường trong giai đoạn này của thai kỳ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nó bắt nguồn từ những thay đổi về hoóc diễn ra liên tục trong suốt quá trình mang thai.

0 nhận xét

Posts a comment

 
© 2011 Mẹ và bé | Sức Khỏe mẹ và bé | Chuyện Bầu Bí
Designed by Blog Thiết Kế Share on: Download Blogger Template
Back to top