• FEATURED POSTS
  • LATEST POSTS
  • SERVICES

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Tuần thai thứ 21: Mẹ tăng cường bổ sung sắt


Các mẹ luôn đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

Sự phát triển của em bé

Em bé bây giờ nặng khoảng 340 – 360gram và dài khoảng 25 – 27cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Hệ thống tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Sau khi nuốt nước ối, bào thai hấp thụ phần lớn nước ối trong đó và tống đẩy các chất không hấp thụ được xuống ruột già. Theo các chuyên gia, nước ối giống như một thức uống bổ dưỡng đáng ngạc nhiên giúp vỗ béo thai nhi. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai sinh trưởng và phát triển. Điều này cũng có thể là điều kiện để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi chào đời.

Bé đang lên cân đều và người thì trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này khi sinh ra.

Vị giác đã hình thành và phát triển hơn. Các tế bào thần kinh phát triển với tốc độ nhanh. Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác.



Sự thay đổi trong cơ thể bạn

Bạn sẽ sớm cảm nhận được những di chuyển vòng quanh, những cú đá bằng chân và thúc bằng khuỷu tay của bé trong bụng mình. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong tuần này. Bụng của bạn cũng chưa quá to và sự khó chịu liên quan đến giai đoạn đầu của thai kỳ hầu như đã qua đi. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe tốt, hãy tận hưởng những cảm giác thoải mái này, vì trong 3 tháng cuối thai kì có thể phát sinh một loạt phiền toái.

Ở tuần thai này, các mạch máu cũng hoạt động nhiều hơn. Khi mang thai, các mạch máu sẽ thường dồn xuống chân, định mức hoóc môn giới tính của thai nhi tăng lên. Những biểu hiện này sẽ gây cản trở cho sự hoạt động của các tĩnh mạch thư giãn, có thể tạo ra những vấn đề tệ hại. Bạn có thể bị giãn tĩnh mạch, nếu các thành viên trong gia đình bạn mắc chứng này. Ngoài ra, chứng này cũng có xu hướng xấu đi ở các giai đoạn mang thai kế tiếp và khi bạn có tuổi. Để ngăn chặn chứng giãn tĩnh mạch, hãy tập thể dục hàng ngày, đứng kiễng chân mỗi khi có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái, bạn cũng nên đi tất để giữ ấm.
Hầu hết phụ nữ bắt đầu thở hổn hển khi đi lên cầu thang. Thở "không ra hơi" trong tình huống này là bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung ngày càng phát triển, chèn ép phổi khiến bạn khó thở hơn.



Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

Luôn đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, rau chân vịt và ngũ cốc bổ sung sắt.

Ăn dứa tươi (cắt từng miếng nhỏ) sẽ giúp giảm chứng ợ nóng.

Vào mùa hè, nhiều thai phụ có cảm giác nóng buốt khi đi tiểu. Nếu cảm giác này là do tình trạng cơ thể bị khử nước thì uống thật nhiều nước lọc và các loại nước khác sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình hình. Nếu cảm giác nóng buốt này không hết dù đã uống nhiều nước thì hẳn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu và cần đi khám chuyên khoa ngay.

Hãy nhớ mang theo đĩa CD hoặc máy nghe nhạc MP3 để tranh thủ nghe lúc rảnh rỗi. Nghe bằng tai nghe và thưởng thức giai điệu âm nhạc để thư giãn tâm hồn một cách thoải mái. Điều này có lợi cho mẹ mà cũng rất tốt cho sự phát triển tâm lý của thai nhi.

0 nhận xét

Posts a comment

 
© 2011 Mẹ và bé | Sức Khỏe mẹ và bé | Chuyện Bầu Bí
Designed by Blog Thiết Kế Share on: Download Blogger Template
Back to top